Công ty lớn lại khó thành công khi khởi nghiệp hơn?

Nghĩa là Start-up đó phải đạt đến một trạng thái khác, đó là trở thành Company.

Xung quanh tôi không thiếu các câu chuyện về những người làm sếp tại nhiều tập đoàn lớn, trước đó dù đã thành công rực rỡ nhưng khi vẫn thất bại. Điều ngạc nhiên là tỷ lệ thất bại của họ không hề thấp hơn so với những người ngay từ đầu và chưa được rèn luyện ở một môi trường chuyên nghiệp (sẽ giúp cho họ có những kiến thức và kỹ năng quý báu). Đúng ra khi có lợi thế như vậy, họ phải dễ thành công hơn chứ?

giay-CN-MOA-new.1

Để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến “hiện tượng” này. Chúng ta cần phải lui lại một bước, và tìm hiểu về 2 khái niệm tưởng 1 mà lại là 2, tưởng giống nhưng lại rất khác nhau: Start-up và Company.
Rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.
Company là một tổ chức kinh doanh đang bán một sản phẩm hay dịch vụ nào đó để thu về doanh thu và lợi nhuận.
Như vậy, mô hình kinh doanh của một Company là rất rõ ràng. Và mục tiêu của một Company là tối đa hóa lợi nhuận.
Còn Start-up thì khác.
Mục tiêu của 1 “”, đó là… không còn là Start-up nữa.
Nghĩa là Start-up đó phải đạt đến một trạng thái khác, đó là trở thành Company.
Vậy “Start-up” là gì?
Start-up là một tổ chức được thiết kế tạm thời (temporarily designed) để tìm ra (search) một mô hình kinh doanh (business model) có thể lập lại (repeatable) và có thể nhân rộng (scalable) được.
Như vậy “mục tiêu tối thượng” và “sứ mệnh tối cao” trong giai đoạn Start-up chưa phải là tối đa hóa lợi nhuận, có thật nhiều khách hàng, nâng giá trị thương hiệu (những điều này vẫn phải thực hiện nhưng nó không phải là mục tiêu cốt lõi nhất trong giai đoạn này)… Mục tiêu trong giai đoạn này chính là Start-up đó phải thực hiện rất nhiều “thử nghiệm” và phải “điều chỉnh” mô hình kinh doanh liên tục để có thể xác lập một mô hình khả thi, vững vàng, có lợi nhuận, có thể chuẩn hóa, có thể nhân rộng quy mô, và bền vững.
Đó là lý do vì sao những MBA, những người đang học các lớp đào tạo CEO chuyên nghiệp để đi điều hành thuê cho các công ty lớn, những người nắm được các kiến thức và kỹ năng kinh doanh khi làm việc ở những tập đoàn quốc tế, tất cả những người đó cho dù đã thành công ở một môi trường lớn hơn rất nhiều nhưng đến khi khởi nghiệp 1 Start-up thì lại rất dễ thất bại.
Vì những tư duy, kiến thức và kỹ năng mà họ sở hữu đều thuộc về giai đoạn “Company”.
Giai đoạn “Start-up” cần cách tư duy, kiến thức, kỹ năng hoàn toàn khác. Và họ thì không có, hoặc họ chủ quan: “không biết là mình không biết”. Lúc này có một “khoảng trống” (Gap) giữa cái mà họ đang biết, với cái thực sự giúp họ vượt qua giai đoạn Start-up.
Chỉ có những người nào biết cách thích nghi, biết cách quên đi cái cũ nhường chỗ cho cái mới mới có thể thành công. Đơn cử tôi từng quen một anh làm sếp trong tập đoàn Unilever, đến khi nghỉ việc để khởi nghiệp kinh doanh anh ấy phải mất 3 năm để thực sự “quên đi” cách tư duy học được tại U để có thể khởi nghiệp thành công.
Một ví dụ để làm rõ hơn là những anh em làm trong các công ty lớn sẽ có lợi thế là có cái nhìn rõ ràng về ngành, có kỹ năng tốt, nhưng đôi khi họ mắc một cái “bệnh” đó là bệnh muốn chuẩn hóa mọi thứ quá sớm: phải xác lập quy trình đầy đủ, áp dụng đủ thứ “công cụ”, ví dụ như BSC vào trong doanh nghiệp của mình.
Nhưng họ quên mất một điều là các công ty và tập đoàn lớn đã phải trải nghiệm hàng trăm năm để “biết điều gì là đúng với mình”, từ đó họ mới chuẩn hóa mọi thứ. Một Start-up vẫn còn đang trên hành trình tìm kiếm “chân lý” cho mô hình kinh doanh, vội vàng chuẩn hóa sẽ gây ra tác dụng ngược, nó giống như bạn có dây thừng (có nguồn lực), nhưng lại tự dùng dây ấy để trói tay trói chân mình, làm cho mình đi một cách chậm chạp, nặng nề, và bỏ lỡ mọi cơ hội.
Đôi khi, thế mạnh và vũ khí cạnh tranh duy nhất của Start-up đối với các ông lớn là Tốc độ. Trong trường hợp này, chính thói quen cũ, cách làm cũ, cách tư duy cũ, đã khiến các “khởi nghiệp gia” này

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *