Khởi nghiệp Nhật Bản và những rào cản gây trở ngại

Ở Nhật không có thung lũng Silicon như ở Mỹ, không có hình mẫu như ông trùm Facebook Mark Zuckerberg. Hầu như tất cả sự đổi mới của Nhật Bản đều xảy ra bên trong những công ty khổng lồ như Sony và Nintendo.

Doanh nhân gặp nhiều trở ngại từ phía gia đình khi nhiều người vẫn quan niệm công việc ổn định tại một công ty lớn mới là sự lựa chọn tốt nhất.

khoi-nghiep-nhat-ban-nhung-tro-ngai-tu-gia-dinh-11233-3

Một doanh nhân Nhật Bản sang đường ở thành phố Tokyo
Doanh nhân ở khắp mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên ở Nhật Bản, có 2 thách thức lớn mà những cá nhân muốn khởi nghiệp gặp phải, đó là “vật cản” vợ và “vật cản” phụ huynh.

Ý tưởng trở thành một doanh nhân khởi nghiệp hoàn toàn mâu thuẫn với “giấc mơ Nhật Bản”, giấc mơ về an ninh và lợi ích khi làm việc suốt đời tại một công ty lớn. Vì vậy, nếu bạn muốn theo đuổi một ý tưởng tuyệt vời của riêng mình, khả năng bạn sẽ bị vợ và cha mẹ phản đối (các doanh nhân muốn khởi nghiệp ở Nhật hầu hết là nam giới).

“Tại Mỹ, trẻ em làm nước chanh và kiếm tiền. Vì vậy chúng có kinh nghiệm kinh doanh ngay từ khi còn nhỏ,” Yoshiaki Ishii, quan chức tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết.

“Nhưng tại Nhật Bản, chúng tôi không có những hình mẫu khởi nghiệp hay sự hiểu biết về khởi nghiệp. Vì vậy mọi người không tự tin về việc bắt đầu kinh doanh riêng”, ông nói.

khoi-nghiep-nhat-ban-nhung-tro-ngai-tu-gia-dinh-11233-4

Nhật Bản có rất ít hoạt động doanh nghiệp từ năm 1999
Ở Nhật không có thung lũng khởi nghiệp Silicon như ở Mỹ, không có hình mẫu như ông trùm Facebook Mark Zuckerberg. Hầu như tất cả sự đổi mới của Nhật Bản đều xảy ra bên trong những công ty khổng lồ như Sony và Nintendo.

Bản khảo sát “Giám sát Doanh nhân toàn cầu”, được thực hiện bởi nhóm các trường đại học, cho thấy Nhật Bản có rất ít hoạt động doanh nghiệp từ năm 1999, thời điểm khảo sát bắt đầu thu thập số liệu. Với thang đo mới nhất về hoạt động khởi nghiệp gần đây, Nhật Bản đứng thứ 2 từ dưới lên, chỉ đứng trên Suriname, một quốc gia ở Nam Mỹ.

Một số yếu tố giữ chân các nhà kinh doanh Nhật Bản đó là: cản trở văn hóa gia đình (sự ngăn cản của vợ và cha mẹ), thiếu các hình mẫu doanh nhân và lo ngại rủi ro. Đó là còn chưa kể tới dịch vụ hành chính khét tiếng của Nhật Bản. Thủ tục đăng ký một công ty mới vẫn rất rườm rà với nhiều giấy tờ, liên quan tới nhiều cơ quan chính phủ.

khoi-nghiep-nhat-ban-nhung-tro-ngai-tu-gia-dinh-11233-5

Tomohiro Hagiwara, người sáng lập Aquabit Spirals, một công ty khởi nghiệp về công nghệ
Tuy nhiên, theo the Washington Post, một cách rất từ từ, môi trường cho các doanh nghiệp ở đây đang được cải thiện.

“Trong vài năm gần đây, sự thay đổi là khá ấn tượng,” Kagami tại đại học Tokyo nói. “Các công ty lớn hiện nay thực sự nghiêm túc về việc đổi mới. Họ đang dần muốn có được sản phẩm xuất sắc từ các nhà khởi nghiệp và các trường đại học.”

“Bây giờ chúng tôi có một hệ thống khởi nghiệp tốt hơn tại Nhật Bản”, ông Tomohiro Hagiwara, người sáng lập của Aquabit Spiral, một công ty khởi nghiệp về công nghệ nói. “Môi trường khởi nghiệp đang thay đổi từng ngày. Hiện chúng tôi có nhiều cơ hội về đầu tư hơn. Doanh nghiệp cũng dần trở thành phổ biến hơn,” ông nói.

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *