Startup được hiểu nghĩa là gì ?

Từ ý nghĩa này có thể thấy công ty nào cũng phải trải qua giai đoạn . Nhưng thường được dùng với nghĩa hẹp hơn rất nhiều “chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn ”.

Danh từ startup chỉ những công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp nói chung.
startup-large

Từ ý nghĩa này có thể thấy công ty nào cũng phải trải qua giai đoạn Startup. Nhưng Startup thường được dùng với nghĩa hẹp hơn rất nhiều “chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn khởi nghiệp”.
Nguyên nhân của điều này đến từ việc thành công của một ngành công nghiệp mới trong giai đoạn 1990s. Khi cụm từ Startup được nhắc đến trong bài này và tất cả các bài khác trong chuyên mục Startup, cụm từ đó chỉ ám chỉ công ty Startup trong lĩnh vực công nghệ.

1. Các bài học về Startup có thể học ở đâu?

Tất cả những ai đã và đang bị mê hoặc bởi những câu chuyện thành công của Bill Gates, Jerry Yang, Steve Jobs, Larry Page & Sergey Brin, Mark Zuckerberg và mong muốn xây dựng cho mình những đế chế tương tự như vậy đều có thể tìm thấy những lời khuyên về Startup cực hay từ hai tác giả Paul Graham và Guy Kawasaki. Và nếu Startup ở Việt Nam thì một cuốn sách nữa cũng vinh dự được nằm trong mục “highly recommended” là cuốn “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc” của chú Alan Phan.
Nếu Paul Graham – dựa trên quan điểm của một người làm công nghệ, trực tiếp khởi nghiệp và có tham gia vào lĩnh vực đầu tư sẽ đưa ra các câu chuyện sâu sắc về quản lí trong nội tại Startup từ việc “Founder nên như thế nào, nhân viên nên thuê thế nào, xây dựng sản phẩm cần chú trọng những vấn đề gì và đâu là các sai lầm trong quản lí mà những founders trẻ tuối dễ mắc phải, cũng như raise lên trong lòng các Founder một niềm tin bất diệt về việc nếu bạn có mong muốn xây dựng những sản phẩm thực sự có “ích” cho mọi người và kiên định với mong muốn đó thì thành công sẽ đến với bạn” thì Guy Kawasaki – với view point là một nhà đầu tư, kinh doanh và sau đó mới tham gia vào thị trường công nghệ lại đưa ra những lời khuyên cho Startup từ khía cạnh khác dưới cách nhìn của một nhà đầu tư mạo hiểm (Venture Capitalist): “từ việc bạn cần phải chuẩn bị gì để đối phó với các nhà đầu tư mạo hiểm, cần chuẩn bị Business Plan như thế nào…”.
Tất cả những bài học mà Paul Graham hay Guy Kawasaki đã đề cập, một cách kì lạ, lại là những gì mà bất kì một Startup nào cũng trải qua và những sai lầm được cả 2 ông đề cập, cũng thật trớ trêu, đều là những gì mà Startup dù nhiều hay ít sẽ mắc phải (kể cả bạn có đọc được những lời khuyên của 2 ông từ trước khi Startup).
Cuốn “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc” được recommend ở trên là dành đặc biệt cho các Startup ở Việt Nam, để cho các Founders đỡ bị shocked và có cách nhìn tốt hơn về văn hóa và thị trường Việt; trong trường hợp có bị mất tinh thần gây ra bởi những điều tạm gọi là “lỗi hệ thống” theo cách hiểu và quy kết của người Việt thì cuốn sách trên cũng là một cuốn sách vô cùng quý giá giúp ta lấy lại tinh thần.

2. Lợi thế của Startup là gì? Nếu ai đó tự cho rằng lợi thế lớn nhất của Startup là lợi thế người dẫn đầu và giải thích rằng founder với các ý tưởng xuất chúng, khả năng công nghệ tuyệt vời và sẽ tạo ra các sản phẩm không ai có thể copy được thì người đó thật may mắn vì vẫn chưa bị một thất bại đáng kể nào. Sự thật là không gì không thể copy trên web, có nghĩa là bạn không thể làm ra một sản phẩm mà bạn tin rằng không ai ngoài bạn có thể làm được điều này.

Tất nhiên lợi thế người dẫn đầu là một lợi thế chắc chắn của một Startup với điều kiện Founder của những Startup đó xây dựng và hoàn thiện sản phẩm “in the dark” và có đủ tiềm lực tài chính, khả năng công nghệ để dominate hoàn toàn thị trường ngay khi mới ra mắt nhưng nếu nói đến lợi thế lớn nhất của Startup thì đó chính là văn hóa Startup. Chính văn hóa Startup là môi trường tạo đam mê, nâng cao khả năng sáng tạo, hiệu quả công việc và giúp các founders kiên định với ước mơ mình theo đuổi. Chẳng thế mà Larry Page đã muốn đem lại văn hóa Startup cho Google ngay khi tiếp quản vị trí CEO.

3. Văn hóa Startup là gì?

Thật khó để có được một định nghĩa cụ thể văn hóa Startup là gì, nhưng có một vài điểm sau đây giúp tạo nên văn hóa startup.
– Niềm mơ ước và sự quyết tâm tạo ra các sản phẩm thực sự có ý nghĩa (theo cách gọi của Paul Graham là sản phẩm có khả năng make wealth và theo cách gọi của Guy Kawasaki là sản phẩm có khả năng change the world). Điều này giúp Founder không ngừng sáng tạo, đổi mới phát triển và hoàn thiện sản phẩm, nhưng nó còn ẩn chứa một ý nghĩa quan trọng hơn “giúp các Founder luôn luôn giữ vững trong mình một con mắt công nghệ; đặt công nghệ và sáng tạo lên trên những mục tiêu khác là kiếm tiền và làm giàu cho bản thân.”

– Sự đam mê và hết lòng với công việc

– Môi trường làm việc gần gũi và thân thiện như một gia đình.

start-up

Nếu được hỏi điều quan trọng nhất tạo nên Văn hóa Startup là gì thì đó chính là “ước mơ và sự quyết tâm tạo ra các sản phẩm thực sự có nghĩa nghĩa của các Founders”, và nếu Founder nào có thể truyền được ngọn lửa ước mơ này cho các nhân viên của mình, thì Startup đó chắc chắn thành công. Công nghệ là lĩnh vực tốt đẹp nhất cho những ai muốn khởi nghiệp.

Tốt đẹp không chỉ theo cả nghĩa đen tức là lĩnh vực giúp bạn tạo ra những thứ có ích cho rất nhiều người xung quanh mà còn tốt đẹp cả theo nghĩa bóng tức là ám chỉ thị trường công nghệ. Dù nói gì đi chăng nữa, thị trường công nghệ, so với thị trường khác, là nơi ít cạnh tranh không lành mạnh nhất, là nơi bạn tự tin làm giàu cho bản thân mà ít phải dùng đến những thứ gọi là mưu mẹo, thủ đoạn, hay suy nghĩ phải vùi người khác xuống để đứng lên.
Ước mơ khởi nghiệp và làm giàu bản thân ai cũng có nhưng điều quan trọng hơn là xây dựng cho mình những cơ sở và sự quyết tâm cần thiết để biến những ước mơ đó thành sự thật.

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *