Cách giúp bạn khởi nghiệp kinh doanh khi vốn ít
Lựa chọn đầu tiên là thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng giảm thiểu các nhu cầu như đã liệt kê ở trên. Ví dụ, nếu dự định mở một công ty chuyên về đào tạo cá nhân, bạn có thể giảm chi phí “nhân công” bằng việc trở thành nhân viên duy nhất ngay từ khi bắt đầu.
Việc khởi nghiệp đang khiến bạn háo hức và sẵn sàng mạo hiểm, ví dụ như bỏ công việc hiện tại và không quan tâm tới thu nhập cá nhân trong một khoảng thời gian tới. Tuy nhiên, có một chướng ngại đang cản trở bạn: không có vốn.
Nhìn bề ngoài, đây dường như là vấn đề nổi cộm nhất, tuy nhiên việc thiếu vốn cá nhân sẽ không thể ngăn cản bạn theo đuổi ước mơ của mình. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có khả năng xây dựng và phát triển doanh nghiệp mà không cần đầu tư tài chính cá nhân – nếu như bạn biết cách.
Bạn có thể xây dựng và phát triển doanh nghiệp mà không cần đầu tư tài chính cá nhân nếu như bạn biết cách.
Tại sao một doanh nghiệp lại cần tiền
Trước tiên, hãy tìm hiểu lí do vì sao một doanh nghiệp trước hết phải có tiền. Không có bất cứ một con số chung duy nhất nào hết mà mỗi loại hình sẽ đòi hỏi một số vốn nhất định khác nhau. Quan trọng là việc bạn phải ước tính được bạn cần bao nhiêu tiền trước khi tìm các huy động vốn từ các quỹ khác nhau. Hãy cân nhắc các yếu tố sau đây:
Giấy phép: Tùy thuộc vào từng khu vực địa lý, bạn có thể phải xin công văn hoặc giấy phép cho phép thành lập doanh nghiệp.
Các nguồn cung ứng: Bạn muốn mua các nguyên liệu thô phải không? Bạn cần máy tính cho văn phòng hay các thiết bị phụ trợ khác chứ?
Thiết bị: Bạn có cần các loại máy hay phần mềm chuyên dụng không?
Văn phòng công ty: Chi phí dành cho mặt bằng khá lớn và tất nhiên, bạn không thể bỏ qua những thứ như mạng internet hay chi phí hạ tầng.
Hiệp hội, thành viên, đăng ký: Những ấn phẩm hoặc liên kết nào bạn đăng kí theo dõi mỗi tháng?
Chi phí vận hành: Cân nhắc tất cả mọi chi phí từ lớn đến bé, và đừng quên chi phí marketing
Chi phí pháp lí: Bạn có thê luật sư tư vấn cho quá trình mở rộng doanh nghiệp hay không?
Nhân viên và nhà thầu: Nếu bạn không thể tự làm mọi thứ một mình, bạn sẽ cần thuê một số biên chế nhất định.
Với những khoản chi phí đã nêu ra ở trên, bạn có hai cách để khởi nghiệp với số vốn ít ỏi: hoặc giảm thiểu chi phí, hoặc kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Bạn sẽ có ba sự lựa chọn sau đây:
Lựa chọn thứ nhất: Cắt giảm nhu cầu
Lựa chọn đầu tiên là thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng giảm thiểu các nhu cầu như đã liệt kê ở trên. Ví dụ, nếu dự định mở một công ty chuyên về đào tạo cá nhân, bạn có thể giảm chi phí “nhân công” bằng việc trở thành nhân viên duy nhất ngay từ khi bắt đầu. Nếu bạn không nhất thiết cần văn phòng, hãy làm ngay tại nhà. Bạn thậm chí còn có thể tự tìm kiếm các nguồn cung rẻ hơn, hoặc cắt giảm các dòng sản phẩm ngốn nhiều chi phí sản xuất ngay từ đầu.
Tuy nhiên, có một số chi phí mà bạn không thể tránh được. Chi phí pháp lý và xin giấy phép có thể khiến bạn đau đầu ngay cả khi đã cắt bỏ các chi phí còn lại. Theo Cơ quan Quản lý doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA), một số doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp với số vốn nhỏ hơn 3.000 USD, và những chi nhánh gia đình thậm chí còn ít hơn khi chưa tới 1.000 USD.
Lựa chọn thứ hai: Tự mình vươn lên
Lựa chọn thứ hai gợi lên ý tưởng về thời kì “khởi động” dành cho doanh nghiệp. Thay vì bắt đầu với mô hình kinh doanh đầy đủ, bạn có thể lựa chọn từ những thứ cơ bản nhất. Bạn có thể khai trương một blog hay dịch vụ với quy mô nhỏ, giảm thiểu phạm vi khách hàng và lợi nhuận để đạt được bước đầu thuận lợi. Nếu bạn bắt đầu với việc tự mình làm chủ, bạn sẽ né được chi phí ban đầu lớn nhất (trong số đó có lợi thế về thuế).
Một khi đã thu về được lợi nhuận nhất định, bạn có thể tái đầu tư cho bản thân và xây dựng mô hình kinh doanh bạn mong muốn, từng bước một hơn là tất cả ngay từ lúc bắt đầu.
Lựa chọn thứ ba: Nguồn lực bên ngoài
Lựa chọn thứ ba có liên quan tới việc huy động vốn từ các nguồn lực bên ngoài. Có rất nhiều cách để tăng số lượng vốn – ngay cả khi bạn không có nhiều tiền. Dưới đây là các nguồn bạn có thể tham khảo:
Bạn bè và gia đình: Đừng bỏ qua khả năng giúp đỡ từ bạn bè và gia đình, kể cả khi bạn có khả năng kiếm được từ các nguồn khác.
Các nhà đầu tư “thiên thần”: Các nhà đầu tư thiên thần là những cá nhân giàu có và ủng hộ các ý tưởng kinh doanh ngay từ khi mới chớm nở. Họ thường đầu tư để đổi lấy sở hữu một phần công ty, một quyết định mà họ cho là đáng để hy sinh.
Các nhà đầu tư mạo hiểm: Các nhà đầu tư mạo hiểm khá giống các nhà đầu tư “thiên thần”, chỉ khác ở chỗ thông thường đây là các đối tác hoặc tổ chức có xu hướng chú trọng vào các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển.
Kêu gọi vốn cộng đồng: Hình thức này phổ biến vì lý do: với một ý tưởng tốt và khả thi, bạn có thể thu hút đầu tư từ bất kì nơi đâu.
Các khoản vay và tài trợ từ chính phủ: Cơ quan Quản lý doanh nghiệp nhỏ ra đời với mục đích duy nhất là trợ giúp các doanh nghiệp quy mô nhỏ phát triển. Các tổ chức này sẽ cung cấp các khoản vay và tài trợ cho dự án khởi nghiệp của bạn.
Vay ngân hàng: Bạn luôn có thể mở một tài khoản vay ở ngân hàng nếu như tín dụng của bạn ở trạng thái tốt.
Với một hoặc hơn 3 tùy chọn trên, bạn sẽ có khả năng cắt giảm đầu tư tài chính cá nhân tới mức nhỏ nhất. Bạn có thể sẽ phải hy sinh nhiều thứ, ví dụ như việc trở thành một đối tác quy mô nhỏ và sẵn lòng nhận mọi việc hay nợ nần. Tuy nhiên, nếu bạn có niềm tin với ý tưởng kinh doanh của mình, không thất bại nào có thể cản bước bạn.
Leave a Reply